Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

TIỂU SỬ HỆ PHÁI: HỒNG PHÁI VIỆT NAM - HẦU QUYỀN ĐẠO Đi ngược dòng lịch sử đến gần giữa thế kỷ thứ VI (vào khoảng năm 544, SCN), Ngài LÝ PHẬT TỬ (Tục danh: LÝ BÍ) đã đánh tan đội quân xâm lược nhà LƯƠNG ở phía Bắc và đánh tan quân xâm lược CHĂM PA ở phía nam(Nghệ Tĩnh), ổn định lại đất nước, tuyên bố xây dựng một nhà nước VẠN XUÂN và thành lập một Triều Đại Thiên Đức, tự xưng Hoàng Đế và cũng là người Việt Nam đấu tiên tự xưng Vương; mạnh dạn tước bỏ cái quyền “Bá chủ thiên hạ” của các Hoàng đế Bắc Phương (Trung Quốc). Dưới triều đại Lý Nam Đế, nền Văn Minh Đông Phương là PHẬT GIÁO phát triển rực rỡ. Theo chân các vị Thiền Sư, từ xứ Tây Tạng (TIBET) môn Hồng Quyền đã đến Việt Nam, được lưu truyền trong giới Tăng lữ. Theo thời gian, sự lưu truyền không còn rộng rãi nữa, dần dần chỉ còn lại dưới dạng Bí Truyền (vì hoàn cảnh xã hội...) cho nên mỗi đời không quá ba người -Bất Quá Tam Truyền Nhân. Cho đến đời Chưởng Môn Nhân: Hồng Thiên Thành (tục danh: HOÀNG THÀNH), Người không muốn Môn Phái cứ phải Mai Danh Ẩn Tích, nên đã truyền bá lại dưới dạng Công Truyền. Từ hệ phái HỒNG PHÁI VIỆT NAM, Người đã sáng lập môn “Hầu Quyền Đạo” tại Huế vào khoảng cuối năm 1975; được kết hợp theo quy luật tự nhiên của loài người từ Ý (tư tưởng) đến Hình (động tác). Bởi lẽ Hầu Quyền Đạo đã có sẳn trong mỗi người nhưng vì không kết hợp theo quy luật tự nhiên mà thôi. Từ 1975 đã truyền lại cho một sỗ ít môn đồ và cho đến năm 1978 thì phát triển mạnh hơn (gần 2000 môn sinh) cho đến sau này. Vì lý do phát triển nên đã công truyền lại rộng rãi mà không cần tìm hiểu đức tình của người học. Bởi lẽ nghĩ rằng: “Những gì quý thì không bao giờ mình để rơi ra ngoài”, cho nên một số ít môn sinh chưa thấu hiểu “Luật Tự Nhiên Của Ý” trở nên quá tham lam. Bởi vậy, số môn sinh, cao đồ được đào tạo nhiều mà chỉ đạt được trình độ “Hầu Quyền” chứ không đạt đến “Hầu Đạo” được. Do vậy Môn sinh học được cái hay của hầu quyền đạo ở bên “Ngoài” mà chưa đạt được cái hay ở bên “Trong”; Từ đó mang tiếng học võ gần cả cuộc đời mà không giỏi, tưởng mình đạt mà chưa đạt vì không theo quy luật tự nhiên của con người, của tư tưởng ,động tác, thiên nhiên... Hầu Quyền Đạo sử dụng “VÔ-HÌNH” và “VÔ-Ý”; nên người học muốn đạt được cũng dễ nhưng phải thực hiện được tư tưởng “VÔ-HÌNH-Ý” là đạt được “Hầu Đạo”

3 nhận xét:

  1. Giới thiệu
    Thiếu lâm Bắc phái Vy Đà
    tại Việt Nam

    Trích dẫn ‘ Luận về Lục hợp quyền’ và tiếp bút

    Khởi nguồn tại Trung hoa, “Lục hợp quyền là của Vy Đà môn thuộc Thiếu Lâm phái, nên cũng có tên là Vy Đà quyền nhưng sở dĩ gọi là Lục hợp quyền vì có nội tam hợp và ngoại tam hợp.
    Nội tam hợp gồm Tinh, Thần, Khí; Ngoại tam hợp gồm Thủ, Nhãn, Thân. Nội ngoại có tương hợp thì mới có thể luyện quyền mà chế thắng đối phương. Lại còn cần có sự hợp nhất của Ngũ hành và Tứ tiêu mới có thể thành công. Ngũ hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ; Tứ tiêu thì răng gọi là Cốt tiêu, lưỡi gọi là Nội tiêu, lỗ chân lông trên toàn thân gọi là Huyết tiêu, ngón chân và ngón tay gọi là Cân tiêu.
    Có người nói rằng: Lục hợp là Nhãn hợp với Tâm, Tâm hợp với Khí, Khí hợp với Thân, Thân hợp với Thủ, Thủ hợp với Cước, Cước hợp với Khóa. Nhưng như vậy chẳng qua cũng chỉ là nói về ý nghĩa của Lục hợp mà thôi.
    Nay có người nói tới Bát thức của vũ công, tức là nói về Nhĩ, Mục, Thủ, Túc. Luyện vũ công là phải luyện Bát thức. Bát thức lại phân làm Thượng tứ thức và Hạ tứ thức, tức là nói về chân và tay. Thượng tứ thức là Lũ- Đả- Đằng- Phong, Hạ tứ thức là Thích- Đàm- Tảo- Quải. Quyền cước Bát thức cũng lại là Bát hình. Bát hình là Miêu xuyên, Cẩu thiểm, Thố cổn, Ưng phiên, Tùng tử linh, Tế hung xảo, Diêu tử phiên thân, và Đọa tử cước. Bát thức của ngành võ công như Bát pháp của ngành văn nhưng đến trình độ nào thì sử dụng được Bát pháp của ngành văn, cũng như tới trình độ nào thì vận dụng được Bát thức của ngành võ ? Ấy là phải như bậc Văn Thánh là Khổng Phu Tử và bậc Võ Thánh là Nhạc Vũ Mục vậy.
    Lục hợp Quyền của Môn phái Vy Đà là môn Quyền thuật có thề luyện tập bằng bất cứ bộ phận nào trên thân thể. Môn phái Vy Đà có tất cả 24 bí thuật quyền cước, bí thuật thông dụng chỉ chừng bảy- tám, trong đó Lục hợp Quyền là căn bản công phu nhất. Cuối đời nhà Thanh ở Trung hoa, người có công phu tinh luyện về môn quyền này là Thần thương Lưu Kính Viễn tiên sinh ở Thương Châu- Hà Bắc. Môn quyền này còn có Xích cừu liên quyền là một thể thức Hầu quyền, khi luyện tập, hai người cùng luyện cùng đấu, một tay mà phân làm ba tay, phạm vi ứng dụng thật rộng lớn.
    Môn phái Vy Đà căn cứ theo Tam tài, Ngũ hành, Thất tinh, Bát quái, Cửu quan, lại dựa theo Bát phong của trời, Bát biến của đất, Bát thức của người mà nghiên cứu. Phép đánh thì có Bát đả, Bát phong, Bát bế, Bát tiến, Bát thoái, Bát cố, Bát thức và Bát biến, tổng cộng là 64 phép. Thêm vào đó còn có Lục bả tổng quyền pháp. Về môn khí giới thì có Lục hợp Đao pháp, Song Kiếm, Đơn Câu, là những phép mà các môn phái khác chưa có. Phép động thủ thì có Lục tuyện thối, gồm: Khổn thối, Liên thối, Chuyển hoàn thối, Tiệt thối, Xước thối và Liêu âm thối. Những phép này đều là tinh túy của Môn phái Vy Đà.”

    ...----- phần tiếp bút-----:

    Được biết, Vy Đà môn thuộc Thiếu lâm phái vốn dĩ ban đầu xuất phát và lưu truyền khắp dãi Sơn Đông- Hà Bắc.

    Trả lờiXóa
  2. Được biết, Vy Đà môn thuộc Thiếu lâm phái vốn dĩ ban đầu xuất phát và lưu truyền khắp dãi Sơn Đông- Hà Bắc. Về sau được phổ biến rộng rãi và nổi tiếng khắp vùng Hoa Bắc nên còn có tên gọi là Thiếu lâm Bắc phái Vy Đà. Trong giai đoạn phản Thanh- phục Minh của nước Trung hoa, một số Cao đồ của Thiếu lâm phái cũng như một số Môn phái khác đã tạm lánh nạn sang Việt Nam và truyền bá võ thuật tại bản địa...Do đó, Chưởng môn nhân đời thứ 18 của Thiếu lâm Bắc phái Vy Đà là Ngài Hộ pháp Vy Đà, ngoại hiệu là Vạn lý độc hành Phi Thiên Nhạn là người dân tộc Thổ trước đây (tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ một dân tộc khác) ở miền núi Cao Bằng- Bắc Việt Nam.

    (.......đang cầu kiến sửa/viết tiếp ‘1’)

    Tại Việt Nam, Sư truyền phổ biến Thiếu lâm Bắc phái Vy Đà là Chưởng môn nhân đời thứ 19 tục danh Nguyễn Giá, ngoại hiệu là Hồng Sơn. Người thành lập Võ đường Lạc Hồng tọa lạc tại thành phố Huế vào những năm đầu của thập niên sáu mươi thuộc thế kỷ 20.

    (.......đang cầu kiến sửa/viết tiếp ‘2’)

    Các tuyệt kỹ của Người ấn chứng: Huyết ảnh Thần Châm- Vô ảnh Chỉ- Tiêu hồn Bảo Phiến- Đoạt hồn Câu.

    Ngoài ra Người còn là một Lương y- võ nam- bắc thuật tài giỏi, lại luôn sẵn lòng hiệp nghĩa bốc thuốc cứu giúp người đời dù rằng cuộc sống của gia đình Người còn quá đỗi thanh bần...Người thường tâm tình: ‘ Mình dù ruột đứt nhưng thấy người đứt ruột cũng không đành lòng làm ngơ’

    (......đang cầu kiến, viết tiếp ‘3’)

    Trả lờiXóa
  3. Ân tình và những chỉ dạy tâm huyết của Người đã làm cho nhiều môn đồ, môn điệt trọn đời vẫn canh cánh trong
    lòng, không thể nào quên. Người thường dạy:
    ’ Các Con ơi!
    Đừng vì nghèo mà quên ngay thẳng,
    Đừng sợ (gian )khổ mà quên Thầy,
    Con nhà Võ, phải làm việc nghĩa.’

    (.......đang cầu kiến, viết tiếp ‘4’)

    Người tạ thế vào ngày 12 tháng 02 năm Bính Dần (21 tháng 3 năm 1986) do tai nạn giao thông trên đường từ Quảng Ngãi ra Huế để chẩn bệnh, bốc thuốc giúp người... Mộ phần của Người hiện nay An táng tại núi Ngự Bình thuộc phường An Cựu- Thành phố Huế.

    (.......đang cầu kiến, viết tiếp ‘5’)
    .....
    Mặc cho dòng thế thái nhân tình cứ mãi bon chen, cuồng vọng chuyển dời, thay đổi...(họ) một số ít môn đồ đời 20, môn điệt đời 21 đã lặng thầm rẽ bước, buông bỏ những ảo tưởng hư danh để hòa mình vui sống với gia đình và xã hội nhưng khí chất con nhà võ đã được luyện rèn và nuôi dưỡng qua những tháng năm đam mê võ thuật ngày xưa dưới mái đạo đường Thiếu lâm Bắc phái Vy Đà thấm đậm ân tình của Sư Tổ Hồng Sơn vẫn luôn được giữ gìn như báu vật, họ vẫn mãi mãi là những con người trọng nghĩa- khinh tài, vẫn giữ mãi tấm lòng son sắt hướng về Sư Tổ Hồng Sơn và Thiếu lâm Bắc phái Vy Đà.
    Hàng năm vào các dịp giỗ Tổ Thiếu lâm Bắc phái Vy Đà 16 tháng 7 âm lịch, tất niên 25 tháng chạp âm lịch và giỗ của Người 11 tháng 2 âm lịch; cùng hòa với tiếng thông reo vi vút xa xăm, có lúc dưới ánh chiều tà, có khi dưới ánh trăng- sao, nhiều khi mưa dầm, gió bấc...bên sườn đông– nam núi Ngự Bình u linh, trầm mặc, yên bình một vài môn đồ đời 20 và môn điệt đời 21 đang sinh sống tại Huế hoặc ở xa về vẫn âm thầm lặng lẽ tề tựu để tảo mộ, dâng hương, hàn huyên tâm sự tưởng nhớ về Người, về Thiếu lâm Bắc phái Vy Đà và quảng đường đời vui sống trong niềm đam mê võ thuật ngày xưa mãi đến tận đêm khuya...

    ( Bản dự thảo đang viết)
    T/m Hàng Môn điệt đời 21



    Gợi ý:

    (1): Nói về môn đồ đời 19, trước đây Chú kể gồm có 04 người: - Chú
    - 01 người tên là Trương Khắc Tin, tự là Sen nhà
    ở Mộ Đức nằm phía bên kia ngọn núi trước mặt nhà Chú ngó ra, chị Ngọc con Chú nói ông ấy đã mất sau Chú khoảng 01 tháng.
    - Còn 02 người kia thì không nghe Chú kể, không
    biết các anh Lộc, Đại.... có biết thêm gì không!
    (2): Nói về các môn đồ đời 20 và hệ thống quyên thuật được chỉ dạy chủ yếu cương quyền cơ bản do quy tắc thử thách tìm học trò....mỗi người lại được tâm truyền riêng tùy theo hoàn cảnh và sở trường, sở đoản; đã có ít người được tâm truyền công phu thiết sa thủ, thiết trảo công!...nhưng không công bố rộng rãi.

    (3), (4): Nên kể về gia cảnh thanh bần của Chú và những chuyện, những người đã được Chú chữa trị bệnh, chỉ dạy võ thuật, chỉ dạy y võ và gởi gắm tâm tư.... Ngày xưa Chú có nói Chú thường làm thuốc chung với bạn là ông Tám Hiệt, một Lương y có tiếng nhà ở trung tâm thị xã Quảng Ngãi ( ông này Chị Ngọc có biết).

    (5): Nên nói về hoàn cảnh xã hội và những chuyện thế thái nhân tình sau khi Chú tạ thế!

    Trả lờiXóa